An toàn lao động khi điều khiển cẩu tháp

Cẩu tháp là một thiết bị khổng lồ, điều đó kéo theo việc những tai nạn lao động mà nó gây ra sẽ có những thiệt hại không nhỏ về người và của. Bạn cần phải hiểu rõ vấn đề an toàn lao động trong trường hợp này

cau-thap-an-toan

Bán+cho thuê+lắp dựng+tháo hạ cẩu tháp,vận thăng xây dựng

1. Nguy cơ mất an toàn

– Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do công nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…

– Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cầu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.

– Đổ cẩu: do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định (đất lún, góc nghiêng quá quy định…), cầu quá tải hoặc vướng vào các vật xung quanh, dùng cầu để nhổ cây hay kết cấu chôn sâu…

– Tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm vào mạng điện, hay bị phóng điện hồ quang, thiết bị đè lên dây cáp mang điện, thiết bị nâng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.…

– Chèn ép: người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật, cán, kẹp người trên đường ray.

2. Điều kiện an toàn

Điều 1: Thiết bị nâng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng qui định.

Điều 2: Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau mới được làm việc với cần trục tháp: – Có tuổi trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định. – Đã qua kiểm tra khám sức khỏe bởi cơ quan y tế. – Được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện BHLĐ và có các chứng chỉ kèm theo (gồm người lái, người làm tín hiệu, người móc tải). Định kỳ 12 tháng/lần những người này phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thức chuyên môn và an toàn. – Được giao quyết định điều khiển cần trục bằng văn bản có chữ ký của giám đốc.

Điều 3: Công nhân làm việc trên cần trục tháp phải sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp theo chế độ gồm:

– Áo quần vải dày,
– Mũ cứng,
– Găng tay vải bạt,
– Áo mưa,
– Giày vải ngắn cổ

Điều 4: Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các chi tiết và bộ phận quan trọng của cần trục tháp, thử lần lượt từng bộ phận của nó ở trạng thái không tải xem hoạt động của chúng có bình thường không. Chú ý xem xét tình trạng chất lượng của móc, cáp, dây tiếp đát, trụ chắn khóng chế hành trình, bộ phận chặn hoặc thiết bị chống lật cần, thiết bị chống tự di chuyển, thắng hãm các loại…vv.. Nếu có bộ phận, chi tiết nào hư hỏng phải báo cáo cho người phụ trách để tìm biện pháp khắc phục mới được vận hành.

Điều 5: Giữa người lái và người làm tín hiệu phải phối hợp nhịp nhàng thống nhất theo ngôn ngữ quy ước giữa hai bên mà quy phạm “KTAT thiết bị nâng đã quy định”. Trong trường hợp người lái nhìn thấy tải trọng trong suốt quá trình nâng chuyển thì người móc tải kiêm luôn tín hiệu viên.

Điều 6: Khi cho cần trục tháp làm việc trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện phải có phiếu thao tác. Phiếu phải chỉ rõ các biện pháp an toàn, trình tự thực hiện các thao tác, vị trí đặt cần trục tháp. Phiếu thao tác do NSDLĐ sử dụng cần trục tháp ký và giao trực tiếp cho người lái.

Điều 7: Cấm thiết bị nâng làm việc dưới đường dây điện cao thế. Khi di chuyển hay bắt buộc phải bố trí cần trục đứng làm việc dưới đường dây tải điện hạ thế phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây ≥ 1m.

Điều 8: Trước khi bắt đầu làm việc phải báo cho những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực nâng, chuyển và hạ tải.

Điều 9: Trong khi làm việc ngoài trời cửa bưồng phải đóng lại và có khóa (chốt). Cửa kính quan sát buồng phải được lau sạch thường xuyên.

Điều 10: Phải che chắn các bộ phận:

– Truyền động bánh răng, xích, trục vít.
– Khớp nối có bu lông và chốt lồi ra ngoài.
– Các khớp nối nằm gần chổ người qua lại.
– Trống (tam bua) cuộn cáp đặt gần người lá hay gần lối đi lại nhưng không được làm cản trở người lái theo dõi cáp cuộn trên trống.
– Các trục truyền động có thể gây nguy hiểm.

Điều 11: Phải bao che các phần mang điện hở mà con người có thể chạm phải khi làm việc trong buồng điều khiển.

Điều 12: Công tắc hạn chế hành trình của cơ cấu di chuyển phải đặt sao cho việc ngắt động cơ xảy ra ở cách trụ chắn một khoảng không nhỏ hơn toàn bộ quãng đường thắng (phanh) cơ cấu có ghi trong lý lịch máy.

Điều 13: Làm việc ban đêm phải có đèn pha chiếu sáng đủ cho khu vực làm việc, công tắc đèn phải bố trí ở chân cần trục. Ngoài ra phải có đèn chiếu sáng đầy đủ cho buồng điều khiển với mạng điện riêng để khi ngắt điện thiết bị nâng không làm tắt đèn.

Điều 14: Người điều khiển thiết bị di chuyển, hạ tải phải nắm vững:

– Cách xác định chất lượng, sự phù hợp của cáp và tiêu chuẩn loại bỏ cáp.
– Trọng tải được phép nâng và cách ước tính trọng lượng của tải.
– Cách kiểm tra hoạt động của các cơ cấu và thiết bị an toàn.
– Cách kiểm tra hoạt động của phanh và cách điều chỉnh phanh.
– Khái niệm về độ ổn định và các yếu tố có ảnh hưởng đến nó ( mối quan hệ giữa sự thay đổi tải trọng và tầm với, tốc độ gió nguy hiểm.v.v…).
– Cách xác định vùng nguy hiểm của thiết bị nâng. – Cách xác định sự cố xảy ra.

Điều 15: Người móc tải phải biết:

– Trọng tải mà cần trục được phép nâng, trọng tải của cần trục tương ứng với tầm với.
– Chọn cáp, xích buộc phù hợp với trọng lượng và kích thướt của tải. – Xác định chất lượng cáp, xích, móc tải.
– Cách buộc và treo tải lên móc.
– Qui định tín hiệu trao đổi với người điều khiển thiết bị nâng khi phải kiêm nhiệm vai trò tín hiệu viên.
– Ước tính trọng lượng của tải.
– Vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.

Điều 16: Nghiêm cấm:

– Lên xuống thiết bị nâng khi nó đang di chuyển.
– Nâng tải trọng trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc lên một bên của móc kép. –
– Nâng hạ tải, di chuyển tải khi có người đang đứng trên tải (để cân bằng hay sửa chữa lại dây buộc). –
– Nâng tải đang bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, tải đang liên kết với các vật khác bằng bu lông hoặc liên kết với bê tông.
– Kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn, trên đường ray (khi cáp nâng tải xiên), vừa nâng vừa quay hoặc di chuyển tải nếu hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo không cho phép làm điều đó, di chuyển ngang tải khi tải nằm cao hơn chướng ngại vật < 500mm.
– Dùng móc để gỡ cáp, xích đang bị tải đè lên.
– Xoay và điều chỉnh các tải dài và cồng kềnh khi nâng chuyển và hạ tải mà không có các công cụ chuyên dùng thích hợp (chỉ được phép điều chỉnh tải khi nó cách sàn khoảng 200mm và cách người thực hiện ≥ l m).
– Đưa tải lên xe khi người lái chưa ra khỏi ca-bin, qua lỗ cửa hoặc ban công khi không có sàn nhận tải.

Điều 17: Khi xem xét kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các cơ cấu, thiết bị điện hoặc xem xét sửa chữa kết cấu kim loại phải ngắt cầu dao dẫn điện hoặc tắt máy (đối với các kiểu dẫn động không phải bằng điện).

Điều 18: Khi tạm ngừng việc không cho phép treo tải lơ lửng. Kết thúc công việc phải tắt máy và rút móc tải lên cao khỏi không gian có người và các thiết bị khác hoạt động. Thu dọn nơi làm việc gọn gàng, làm vệ sinh, ghi sổ nhật ký ca rồi ký tên trước khi giao cho người của ca sau.

 

Đến với chúng tôi các bạn sẽ nhận được tư vấn tốt nhất cho sự lựa chọn về Cẩu Tháp An Toàn

– Sản phẩm, phụ kiện đều luôn sẵn sàng tại kho.
– Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất
– Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm nhiều năm, đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra trong thời gian nhanh nhất.
– Phục vụ chu đáo, hỗ trợ nhiệt tình qua hotline 24/7: 0917 151 333
– Giá thành cam kết rẻ nhất thị trường.
– Dịch vụ hậu mãi cao

Phương châm cua chúng tôi là * an toàn chất lượng & sự hài lòng của quý khách *

Hiện nay việc lựa chọn đúng nhà cung cấp uy tín khó khăn và ít, Một trong những nhà cung cấp uy tín trên thị trường là công ty An Toàn

 

CÔNG TY TNHH AN TOÀN – Dịch vụ cho thuê cẩu tháp

*Chuyên mua bán, cho thuê, lắp dựng, tháo dỡ, vận chuyển các loại cẩu tháp + Vận Thăng Lồng trên toàn quốc

*Địa chỉ giao dịch: p1506 tòa nhà BMM khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội

*Liên hệ: 0917151333 (Nguyễn Khắc Toàn)

Tin Liên Quan